Trong nhà của bạn thì phòng bếp cũng có vai trò quan trọng không kém gì phòng khách, bố trí nhà bếp theo nguyên tắc phong thủy liên quan đến việc tạo ra một không gian hài hòa và cân bằng, hỗ trợ hạnh phúc cho người sử dụng. Do vậy bạn cần biết cách sắp xếp phòng bếp sao cho hợp phong thủy để rước tài lộc vào nhà. Dưới đây là kinh nghiệm sắp xếp phòng bếp hợp phong thủy mà bạn không nên bỏ qua
1. Hướng bếp
Theo quan niệm phong thủy thì hướng Đông hay Đông Nam là phía nhà bếp lý tưởng nhất. Tuyệt đối không đặt hướng nhà bếp ở phía Nam vì đây là hành hỏa, lửa thêm lửa sẽ gây hỏa hoạn. Bạn cũng không nên dùng không gian giữa nhà làm nhà bếp vì đây nơi đây cần được sạch sẽ, không được ám mùi thức ăn.
Nhà bếp nên đặt ở vị trí “tọa hung hướng cát”: có nghĩa là nằm ở hướng dữ nhưng nhìn về phương lành để bếp nấu có thể hỗ trợ áp chế những luồng khí gây bất lợi cho gia chủ. Khí dương mà lửa bếp sinh ra có thể điều hòa các loại khí bất lợi khác, giúp cải thiện được phong thủy của căn nhà một cách rất hiệu quả.
Bếp nấu không nên đặt ở những vị trí ngược với hướng nhà, tức là lưng bếp phải quay về hướng cửa, nhưng đồng thời phải tránh cho việc vừa mở cửa ra nhìn ngay thấy bếp. Cũng không nên đặt bếp cạnh cửa sổ để tránh các luồng khí của trong ngôi nhà chuyển động quá nhanh, ảnh hưởng đến tài vận của gia đình. Lưu ý, không để những vật nhọn hướng trực tiếp vào bếp nấu vì sẽ ảnh hưởng đến hòa khí của các thành viên trong gia đình…
Nếu như không thể thay đổi được thì gia chủ có thể sử dụng vách ngăn, bình phong hay rèm cửa để ngăn cách, với cách bày trí này có thể ngăn cản các luồng khí xấu từ ngoài vào.
Sau đây là những hướng tốt nhất để đặt bếp nấu, mang lại sức khỏe và sự thịnh vượng cho gia đình:
- Hướng Đông hoặc Đông Nam: Đây là hai hướng thuộc hành Mộc, theo ngũ hành, “Mộc dưỡng Hỏa”, mang lại sức khỏe, may mắn cho gia chủ.
- Hướng Đông Bắc: Đây là hướng thuộc Thổ, “Hỏa và Thổ tương sinh”, đặt bếp ở hướng này gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn.
- Kỵ đặt nhà bếp tại phía Bắc, Tây hoặc Tây Bắc.
Căn bếp hợp phong thủy thường được nên đặt theo hướng Đông hoặc Đông Nam
Trong ngũ hành, lửa là “Hỏa”, nước là “Thủy”. Trong phong thủy phòng bếp, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của cả 2 yếu tố ngũ hành này. Và bồn rửa bát (lavabo), các vòi nước, ống ga… chính là đại diện của ngũ hành Thủy, còn bếp nấu, nồi cơm hay tủ lạnh là đại diện cho ngũ hành Hỏa. Nếu phòng bếp mà Thủy – Hỏa xung khắc thì dễ gây bất ổn cho gia vận, vận trình khi thăng khi trầm, gặp nhiều chuyện bất trắc. Ngược lại, nếu sắp xếp ổn thỏa, không để 2 hành đối nhau thì có thể tạo ra hiệu quả cực kì tốt, Thủy Hỏa tương trợ cho nhau.
Vị trí đặt bồn rửa (lavabo): Bếp nấu và bồn rửa cần được đặt cách xa nhau hợp lý, tránh gây hại cho gia chủ. Bồn rửa thuộc Thủy, cần đặt hướng Đông, Đông Nam.
2. Vị trí bếp
Nên sắp đặt vị trí bếp sao cho lệch với hướng của cửa ra vào.
Cửa bếp không nên đối diện với cửa phòng ngủ, cửa toilet của ngôi nhà nhằm tránh hai luồng khí trái ngược nhau sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật cho gia chủ. Cửa bếp cũng không được đối diện với cửa sổ, ban công… để tránh các luồng khí của trong ngôi nhà chuyển động quá nhanh, ảnh hưởng đến tài vận của gia đình.
Cửa chính là “cửa ngõ ra vào” của tài khí trong nhà, trong khi nhà bếp lại là “tài khố”. Vì vậy, bạn không nên để 2 cửa này xuyên suốt nhau vì sẽ làm thất thoái tài khí, gây hao tài tốn của. Tốt nhất, từ cửa chính, bạn nên thiết kế một lối đi “lệch” so với cửa nhà bếp để tiền vô như nước và giữ được tiền của.
Để tụ được khí tốt bếp nên đặt ở nơi tránh gió, phía trên bếp không nên có cửa sổ, hoặc nhìn thẳng ra cửa chính vì nếu đặt ở vị trí này sẽ khiến gió nhiều không giữ được lửa, thổi bay tiền bạc. Ngoài ra lửa là hành hỏa không nên đặt gần các yếu tố thủy như vòi nước, ống nước ngầm, chậu rửa…
3. Màu sắc và ánh sáng
Khi đã bố trí nhà bếp theo phong thủy đúng cách, thì những màu sơn nên được sử dụng cho bếp là: xanh da trời, nâu, xám, xanh lục, trắng, hồng, vàng… giúp căn bếp luôn ấm áp, tình cảm gia đình luôn luôn thuận hòa. Bạn cũng có thể mở rộng thêm không gian cho bếp nhỏ bằng cách bố trí thêm tủ bếp có màu sắc tươi sáng như: trắng, bơ, vàng.
Tóm lại, bếp là nơi tạo ra những món ăn ngon, sưởi ấm cho cả gia đình, nhưng bếp cũng là nơi mang tới tài lộc nữa đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể chủ động trong thiết kế ngôi nhà, căn bếp cho mình, do đó việc phòng bếp đặt ở vị trí sai phong thủy là chuyện thường. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi khi phong thủy phòng bếp không được đúng như ý muốn, vị trí không hợp… bạn vẫn có thể hóa giải bằng cách thay đổi vị trí của bếp hoặc đặt lại cửa phòng bếp.
BÀI VIẾT
Có thể bạn quan tâm
Những lưu ý khi xây nhà trọn gói
Xây nhà trọn gói là lựa chọn phổ biến hiện nay bởi sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho gia chủ. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình thi công diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả như mong muốn, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau: 1. Lựa ...
Thiết kế phòng giám đốc đa chức năng
Thiết kế phòng giám đốc đa chức năng với nhiều tiện ích nổi bật sẽ mang đến không gian làm việc vừa đảm bảo tính công năng và thẩm mỹ, vừa lịch sự, thể hiện được cá tính và đẳng cấp riêng của nhà lãnh đạo.
Cách xử lý nền đất yếu
Nền đất yếu là loại nền đất có sức chịu tải thấp, dễ bị lún, sụt, nứt, gây nguy hiểm cho công trình xây dựng. Để đảm bảo an toàn cho công trình, cần phải xử lý nền đất yếu trước khi thi công. Các phương pháp xử lý nền đất yếu Có nhiều phương ...
Ưu Điểm Của Xây Nhà Trọn Gói So Với Tự Xây Dựng Nhà
Xây dựng nhà là một dự án quan trọng và tốn kém, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng. Một trong những quyết định quan trọng nhất bạn phải đưa ra là lựa chọn xây nhà trọn gói hay tự xây dựng nhà. Bài viết này sẽ thảo luận về những ưu điểm của xây ...
Tổng hợp mẫu phòng khách nhà phố hiện đại
Phòng khách là nơi thể hiện gu thẩm mỹ và đẳng cấp của gia chủ. Một phòng khách hiện đại không chỉ đẹp mắt mà còn cần đáp ứng công năng sử dụng và mang lại sự thoải mái cho gia đình. Dưới đây là tổng hợp một số mẫu phòng khách nhà phố hiện ...
Phong thủy khi xây nhà 2 mặt tiền
Nhà 2 mặt tiền sở hữu nhiều ưu điểm về mặt thẩm mỹ, kinh doanh và đón nhận ánh sáng, gió mát tự nhiên. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi thế và hạn chế nhược điểm về mặt phong thủy, gia chủ cần lưu ý những điều sau khi xây dựng nhà 2 mặt ...
Xây dựng phần thô là gì?
Xây dựng phần thô là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình thi công một công trình. Giai đoạn này bao gồm việc tạo dựng khung nhà, bao gồm móng, dầm, cột, sàn, mái, hệ thống điện nước âm tường, và các công tác xây dựng liên quan khác. Mục đích ...
Thiết kế phòng họp mang lại hiệu quả làm việc cao XnHome
Đối với một doanh nghiệp, phòng họp được coi là nòng cốt. Đây là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng, triển khai chiến lược phục vụ cho sự phát triển của công ty
Ván phủ phim: đặc điểm và ứng dụng trong xây dựng
Ván ép cốp pha phủ phim được xem là loại ván khuôn sử dụng nhiều nhất trong ngành xây dựng. Nó còn có các tên gọi khác: Ván coppha phủ phim, ván khuôn gỗ phủ phim, cốp pha phủ phim… và nhiều tên gọi khác như: Ván ép phủ phim, ván phủ phim Ván ép ...
Lưới Mắt Cáo trong Xây Dựng: Sự Quan Trọng và Công Dụng
Lưới mắt cáo tô tường là một loại vật liệu gia cường được sử dụng trong quá trình tô tường hoặc trát nền để cung cấp sự ổn định và chống nứt cho lớp hoàn thiện. Dưới đây là một số công dụng quan trọng của lưới mắt cáo tô tường: 1. Chống Nứt và Giữ Độ Bền: Lưới mắt cáo tô tường giúp chống nứt bề mặt tường